Hiện nay lúa đại trà của bà con nông dân đang ở giai đoạn trỗ thoát đến chắc xanh, một số diện tích lúa muộn đang ở giai đoạn đòng già đến trỗ thoát. Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, với tình hình thời tiết như hiện nay, sẽ là điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Đặc biệt là đối với bệnh đạo ôn cổ bông, bà con nông dân cần lưu ý phòng trừ cho lúa ở giai đoạn lúa trỗ bông đến chắc xanh, đặc biệt là trên trà lúa muộn, nếu phòng trừ không tốt bệnh sẽ gây bông bạc và ảnh hưởng đến năng suất. Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hiện bệnh sẽ suất hiện trên các giống nhiễm như bắc thơm số 7, BC15... và phát sinh gây hại khi gặp điều kiện thời tiết mưa rào và giông. Đây là bệnh rất nguy hiểm, nếu phòng trừ không tốt có thể làm giảm năng suất và chất lượng của lúa. Vì vậy các hộ dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng khi phát hiện và phun phòng bệnh sau các trận mưa giông khi bệnh chớm suất hiện. Ngoài ra, bệnh khô vằn cũng đang gây hại trên các trà và giống lúa với tỉ lệ vết bệnh từ 10-15% rảnh, chỗ cao từ 20-25%. Đây là bệnh sẽ gây hại cho cây lúa từ nay đến cuối vụ, bà con nông dân cần tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, khi thấy bệnh gây hại từ 5-10% rảnh thì tiến hành phun trừ ngay. Cùng với đó từ nay tới cuối vụ bà con nông dân cũng cần lưu ý đến đối tượng rầy nâu và rầy lưng trắng, các đối tượng này sẽ phát sinh và tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại ra diện rộng nếu không được phun trừ kịp thời. Vì vậy khi phát hiện tỉ lệ rầy cám từ 20-30 con/ 1 khóm trở nên thì tiến hành phun trừ ngay để tránh rầy gây hại nặng làm cháy lúa. Đồng thời trong thời điển này các tổ chức đánh bắt diệt chuột của các thôn cũng tăng cường công tác đánh bắt diệt chuột để hanh chế đến mức thấp nhất sự phá hoại của chuột gây ra cho lúa chiêm xuân.Từ đó toàn xã quyết tâm giành một vụ chiêm xuân thắng lợi cả và năng suất và chất lượng.