Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Thanh Giang

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA ĐÀN THIỆN ​

​VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH DI TÍCH:

 Đàn Thiện một công trình kiến trúc cổ kính, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX trên mảnh đất địa linh tại thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Người chủ xây dựng là cụ Bùi Hữu Ái (cụ Chủ Ái), người dòng họ Bùi Hữu làng Phù Tải. Cụ sinh năm 1880 và mất ngày 16 tháng 12 năm Canh Dần, tức ngày 23/01/1951. Cụ được sinh ra trong một gia đình trung lưu, Cụ có học vấn khá, thông rành cả đạo Nho, đạo Giáo, đạo Phật và giầu lòng yêu nước, thương dân. Lý tưởng ban đầu là xây dựng Đàn Thiện nhằm làm việc khuyến thiện, được một số chức sắc và một số các cụ trong làng, trong vùng có trình độ uyên thâm và uy tín cao như cụ Đồ Lạng, cụ Đồ Thuộc, cụ Khoá Long, cụ Tổng Tuyển  ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Hội khuyến thiện được ra đời từ nơi này. Với việc làm có ích như in và giảng kinh sách, giảng đạo lý trung hiếu, bốc thuốc trị bệnh cứu người, giúp đỡ người nghèo có hiệu quả nên uy tín của hội khuyến học được nâng cao, nức tiếng gần xã, lan toả tới tận kinh thành huế. Việc xây dựng Đàn thiện có qui mô lớn bắt đầu từ năm 1906. Được dân làng và nhân dân trong vùng giúp đỡ nên đến cuối năm 1917 Đàn thiện được xây dựng xong có một qui mô khang trang, lỗng lẫy. Lúc đầu Đàn có tên là Đàn Vạn Niên, sau đổi tên là Đàn Thiện.

files-library-images-site-1-20200821-web-truong-do-3-lan-dang-so-can-vuat-27-150456.jpg

     Ngôi Đàn linh thiêng này là nơi thờ Đức Thánh Trần và những người có công với nước, là nơi khách thập phương, đến dâng hương cầu phúc, lộc , may mắn, sức khoẻ, học hành thành đạt....

 Đây còn là trung tâm khuyến thiện hội tụ nhiều nho sỹ, lương y đến dạy học và chữa bệnh cứu người và trợ giúp những người nghèo khó. Giáo dục cho mọi người lòng yêu quê hương đất nước. Tại đây cụ Chủ Ái cho in hàng ngàn cuốn kinh sách và sách thuốc cung cấp cho các Đàn ở Hải Phòng, Nam định, Thái Bình, Hưng Yên.

W_5bbadb7f-6827-4023-befa-ae280510c35e.jpeg

  Đàn Thiện được toạ lạc trên khuôn viên khá đẹp, kiến trúc độc đáo, có vị thế “rồng chầu voi phục, thủy ngưng". Cung đệ nhất là chốn linh thiêng, chính giữa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng Dân tộc có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Bên tả thờ Trạng Nguyên Phạm Hiên thời Lý, bên hữu thờ Ngự Sử Đại Phu Trương Đỗ cũng là người làng Phủ Tải, thi đỗ Tiến sỹ thời vua Trần Duệ Tông. Hai vị đều là người có công lao to lớn với nước, với dân nên đã được các triều vua phong làm Thành Hoàng của làng Phù Tải, đến nay sắc phong Trạng nguyên, Tiến sỹ vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Cung đệ nhị thờ Bách Linh, cung đệ Tam thờ trời đất là nơi tụng kinh bái lễ. Cho đến nay Đàn Thiện không chỉ là nơi thờ tự các vị tiền nhân, nơi tu nhân, tích thiện mà trong Di tích Đàn Thiện còn lưu giữ được nhiều cổ vật cú giá trị lịch sử như một số sắc phong và bia đá có niên đại thời Nguyễn…cần được quan tâm giữ gìn. Hàng năm Di Tích thường được cử hành theo hai kỳ lễ hội vào ngày 10/3 và 20/8 âm lịch. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khi Đình Giải chưa bị tiêu thổ, lễ hội 10/3 được tổ chức có quy mô lớn thu hút hàng ngàn người trong khu vực đến tham dự, trong tổ chức có rước kiệu, đi từ Đình làng đến Cố Chỉ, sau đó rước về Đàn tế lễ. Trong các ngày lễ diễn ra nhiều trò chơi dân gian như võ dân tộc, đấu vật, đấu gậy, đấu kiếm thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc, trong các buổi tối đều có hát chèo, hát tuồng và hát đúm. Nhân dân trong xã và quý khách thập phương về dự tế lễ rất đông vui để tỏ lòng thành kính tri ân, cầu lộc, cầu tài, cầu cho thiên tiết thuận hòa, nhà nhà yên vui, gia đình được ấm no, hạnh phúc.

W_a6afc1fb-75bb-4ee2-b086-2001e6befdec.jpeg

Trong kháng chiến chống Pháp, đầu năm 1950 Đình Giải bị phá bỏ nhằm tiêu thổ kháng chiến, nhân dân rước khám thờ bài vị và các đồ thờ của 2 vị Thành Hoàng làng là Phạm Hiên, Trương Đỗ từ Đình Võ về thờ tại Đàn Thiện cho đến nay.

Phạm Hiên đỗ trạng nguyên thời Lý năm 1152 dưới triều vua lý Anh Tông. làm quan tới chức Thủ bộ thượng thư. Khi trí sỹ, ông chọn làng Phù Tải làm nơi dậy học và sống cuộc đời thanh bạch và Ông đã mất tại quê hương Phù Tải xã Thanh Giang. Di tích Cố Chỉ là địa điểm dạy học của Trạng Nguyên Phạm Hiên khi xưa.

Trương Đỗ là người Phù Tải, thi đỗ Tiến sỹ năm 1374 vào thời vui Trần Duệ Tông niên hiệu Cảnh Hưng, làm quan tới chức Ngự sử đài, Phó đô ngự sử, Tư lệ hiệu úy, Đình úy tự khanh, Trung đô phủ tổng quản, thường gọi là Ngự sử đại phu. Ba lần ông dâng sở dâng vui không đi đánh chiếm thành, không được, Ông treo mũ từ quan về quê dạy học. Suốt cuộc đời làm quan Trương đỗ luôn sống liêm khiết, giản dị, khiêm nhường.

SỰ PHÁT TRIỂN BẢO TỒN TRÙNG TU TÔN TẠO DI TÍCH QUA CÁC THỜI KỲ.

  Trải qua hơn một thế kỷ sự bào mòn của thiên nhiên, thời gian và bom đạn tàn phá nhưng công trình vẫn tồn tại với con người, với lịch sử. Năm 2002 Đàn được nhà nước xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia. Tuy nhiên công trình Đàn Thiện xây dựng đến nay đã trên 100 năm vì vậy nhiều bức tường đã vỡ lở, lún sụt, phần tường bên trong có nhiều đường nét hoa văn, họa tiết bị hoen ố, đồ thờ bị mục hỏng, đa số phần dui, hoành bị mục nát, khuông viên thì chật hẹp. Điều vui mừng phấn khởi cho cán bộ và nhân dân trong xã, Năm 2009 Di tích Đàn Thiện được Bộ văn hoá thông tin - UBND tỉnh - Sở văn hoá thông tin tỉnh Hải Dương phê duyệt quy hoạch mở rộng khuôn viên, cho phép trùng tu, tôn tạo và được UBND Tỉnh cấp hỗ trợ một phần kinh phí năm 2009 là 2 trăm triệu đồng, năm 2010 là 100 triệu đồng. Đặc biệt trong quá trình trùng tu Di tích Đàn thiện đã được ông Bùi Mậu Quân Nguyên Thường vụ Tỉnh uỷ, Thiếu tướng, giám đốc công an tỉnh Hải Dương là cháu cụ Chủ Bùi Hữu Ái, hậu dệu đời thứ 8 của dòng họ Bùi Hữu quê hương Thanh Giang. Cùng gia đình, dòng họ phát tâm công đức và kêu gọi các danh nghiệp, các nhà hảo tâm, cùng với Đảng, chính quyền địa phương và quý khách thập phương, nhân dân trong xã, ngoài làng nhiệt thành công đức cùng góp công, góp của dâng về trùng tu, tôn tạo Di tích Đàn Thiện.

Di tích được trùng tu tôn tạo, mở rộng, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính xưa, giữ được sự tao nhã, thanh thoát và vể đẹp tự nhiên của nền kiến trúc cổ Việt Nam ở sự tạo dáng và văn hoa thanh lịch. Sự trùng tu tập trung thay mới với chất lượng gỗ tốt cho tất cả những gì bị mục nát, hỏng hóc như dui, hoành, xà, cửa, lợp lại mái, lát lại nền, trát lại tường và kể hoa văn như xưa, đóng lại toàn bộ hệ thống cửa, thay mới hầu hết các đồ thờ ở các cung, chỉ còn giữ lại các ngai, ỷ còn nguyên vẹn. Đặc biệt toàn bộ câu đối cũ đã được chụp lại và cho khắc lại trên gỗ treo vào nơi ghi câu đối trên tường, trên cột ngày xưa. Hệ thống gần 40 câu đối sơn son thiếp vàng hoành tráng đã tôn vinh vẻ uy nghiêm của chốn linh thiêng nơi Đàn Thiện. Bên ngoài vẫn giữ nguyên vẻ xưa: rêu phong cổ kính.

Thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, để tỏ lòng thành kính Đức Thánh Trần - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng của Dân tộc, ngày 26/6/2010. Đảng bộ, Chính quyền địa phương cùng Ban quản lý Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia Đàn Thiện xã nhà đã tổ chức thành công Lễ đúc tượng của Ngài. Tiếp đó được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, lòng hảo tâm của con em quê hương và những nhà tài trợ, đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể  nhân dân trong xã Di tích đã được mở rộng khuôn viên, xây tường bao, xây cổng chính và lát toàn bộ sân Đàn bằng đá mang từ Ninh Bình về, có khắc hoa văn tạo vẻ đẹp trầm mặc cho Đàn thiêng.

Khuôn viên Di tích đến nay đã lên tới trên 1.000m2 và tổng kinh phí đầu tư cho công trình tôn tạo, trung tu Di tích lên tới khoảng 4 tỷ đồng.

Nhưng câu đối có nội dung sâu sắc ca ngợi con người, mảnh đất Thanh Giang anh hùng được khắc sâu vào cột đá cổng Đàn thiêng sẽ sống mãi với thời gian, với quê hương địa linh nhân kiệt ngàn năm sau.

Để quảng bá hình ảnh, tôn vinh và phát huy giá trị văn hoá Di Tích Quốc gia, đồng thời tưởng nhớ đến công đức to lớn của người anh hùng có công với đất nước, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn từ ngàn xưa của ông cha ta. Theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã và quý khách thập phương ngày 8,9/3 âm lịch năm 2012, Đảng bộ, Chính quyền địa phương tổ chức lễ Hội Di tích Đàn Thiện (lần 1) kỷ niệm 10 năm Di tích được nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia.

Tại Lễ hội truyền thống Đàn Thiện hôm nay, các đồng chí đại biểu khách quý, những người con xa quê, các tập thể, cá nhân, các gia đình, các nhà hoả tâm cùng toàn thể nhân dân trong và ngoài xã và quý khách thập phương, chúng ta hội tụ về đây kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Người, tưởng niệm công đức vĩ đại của Người, chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Trần Hưng Đạo - Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các vị Thành Hoàng làng mãi mãi tối linh để phù hộ cho quốc thái dân an, phù hộ cho muôn dân thân ái, đoàn kết, thịnh vượng, bình an.